Rùng Mình Với Cú Hạ Cánh CHẾT CHÓC Trên Tàu Sân Bay Gây Thương Vong Lớn Nhất Trong Lịch Sử

June 23, 2022

Có lẽ không có quá nhiều người để ý rằng hạ cánh  xuống tàu sân bay được coi là một trong những hoạt  . động quân sự nguy hiểm nhất trên thế giới, đòi hỏi  phi công phải đáp trúng đường băng chỉ rộng vài  . mét trên con tàu không ngừng di chuyển trên biển. Sàn đáp chỉ dài 150m, trong khi các máy bay  . thường đòi hỏi quãng đường xả đà dài tối thiểu  500m. Phi cơ hải quân phải trang bị móc hãm để  . có thể dừng trên sàn đáp ngắn của tàu sân bay. . Mục tiêu của phi công khi hạ cánh là để móc hãm . “bắt” được một trong 4 cáp hãm đà ở đầu đường  băng, với giãn cách giữa các sợi cáp là 15 m. . Mỗi sợi cáp được làm từ các bó thép gia cường,  hai đầu được nối với xi lanh thủy lực bên dưới  . boong tàu. Khi móc hãm của máy bay bắt trúng  sợi dây, hệ thống thủy lực sẽ được kích hoạt  . để hấp thụ năng lượng từ máy bay một cách từ từ,  tránh việc khựng quá gấp làm hư hại khung thân..

Phi công thường nhắm vào sợi dây thứ ba,  vì đây được coi là sợi cáp có hiệu quả  . và mức độ an toàn cao nhất khi hạ cánh. Họ  không bao giờ nhắm tới cáp hãm đà đầu tiên,  . do nó quá gần với mép đường băng, dẫn  tới nguy cơ đâm vào đuôi tàu khi hạ cánh. . Để làm được điều này, phi công phải điều khiển  máy bay vào tiếp cận hàng không mẫu hạm ở góc và  . độ cao chính xác. Ngay khi máy bay chạm sàn đáp,  phi công phải tăng lực đẩy động cơ đến mức tối đa,  . thay vì giảm ga như hạ cánh trên mặt đất. Điều này  nhằm đề phòng trường hợp nếu móc trượt cáp hãm đà,  . phi công vẫn có thể lấy tốc độ để cất cánh  trở lại. Đường hạ cánh được đặt lệch 14 độ  . so với chiều dọc thân tàu nhằm chuẩn bị sẵn  cho kịch bản này, tránh trường hợp máy bay  . lao vào những chiếc đang đậu ở mũi tàu như  những gì từng xảy ra trong Thế chiến II..

Trong trường hợp khẩn cấp như máy bay mất lái,  động cơ gặp trục trặc, đuôi móc cáp hãm đà bị  . hỏngkhiến cho việc hạ cánh là điều không thể  thì người ta sẽ dựng một tấm lưới dọc có chiều  . cao khoảng 6m để “tóm” lấy chiếc máy bay này.  Trong tiếng Anh nó được gọi là “Barricade”.. Như vậy, việc hạ cánh trên tàu sân bay là một  trong những thao tác phức tạp nhất đối với mọi  . phi công hải quân Mỹ. Chỉ một sai lầm nhỏ cũng  có thể gây thảm họa không thể nào cứu vãn được,  . điển hình là cú hạ cánh giết chết 5 người trên  tàu sân bay Mỹ xảy ra vào ngày 29/10/1989.. Video ghi lại cảnh một máy bay huấn luyện T2  Buckeye trong biên chế Phi đoàn huấn luyện số  . 19 đang trở về hạ cánh trên USS Lexington. Đây  là chuyến hạ cánh thực tế đầu tiên của học viên  . phi công Steven E. Pontell trên tàu sân bay. Khi Pontell bắt đầu tiếp cận đường băng để.

Chuẩn bị hạ cánh thì sĩ quan chỉ huy hạ cánh  phát hiện chiếc T2 của học viên phi công  . này vòng lại quá xa phía sau tàu Lexington. Để khắc phục lỗi này, họ ra lệnh cho Pontell  . tăng ga để duy trì độ cao và góc tiếp cận.  Chỉ vài giây sau, nhận thấy nguy hiểm cận kề,  . chỉ huy hét vào bộ đàm, yêu cầu học viên  tăng ga tối đa để hủy quá trình hạ cánh. . Tuy nhiên, Pontell dường như không phản ứng kịp  theo lệnh của chỉ huy mà lại áp dụng thao tác  . sai lầm. Thay vì chỉ đơn giản đẩy cần ga về phía  trước để tăng tốc thì anh lại kéo cần lái về sau,  . khiến chiếc T2 bị mất tốc độ và không  thể ngoặt sang trái theo mệnh lệnh. . Chiếc máy bay lộn ngược rồi lao thẳng  về phía tháp chỉ huy của tàu sân bay USS  . Lexington. Pontell kích hoạt ghế thoát  hiểm ngay lúc đó, nhưng đã quá muộn và  . thiệt mạng ngay sau khi va chạm với đường  băng. Máy bay đâm thẳng vào tháp chỉ huy,.

Gây ra vụ nổ lớn làm 4 người trên tháp này  thiệt mạng và thêm 19 người khác nữa bị thương.. Mặc dù tàu sân bay của Hải quân Nga không  được triển khai với nhiều sứ mệnh khác nhau  . giống như hạm đội tàu sân bay của Mỹ nhưng  họ cũng đã gặp phải 3 vụ rơi máy bay vì  . trục trặc với hệ thống cáp hãm đà.. Vụ đầu tiên xảy ra vào năm 2005,  . khi một tiêm kích hạm Su33 hạ cánh  trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov,  . sợi cáp hãm đột nhiên bị đứt. Vào thời điểm  đó, chiếc máy bay đã ở cuối đường băng và gần  . dừng hẳn. Chiếc Su33 không có đủ khoảng cách  để lấy đà, khiến nó trượt xuống và lao thẳng  . xuống biển. Phi công phải sử dụng ghế phóng  để thoát ra ngoài ngay những giây cuối cùng. . Do máy bay chìm ở khu vực biển quá sâu  nên Hải quân Nga đã không thể trục vớt  . được mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, họ  buộc phải sử dụng bom chìm để phá hủy các.

Trang thiết bị tối mật trên chiếc tiêm kích.. Tới năm 2016 thì họ lại tiếp tục chịu thiệt hại khi mất một tiêm kích đa năng MiG29K . và một chiếc Su33. Cả hai vụ rơi đều liên quan tới  . sự cố hệ thống cáp hãm đà trên tàu sân bay Đô  đốc Kuznetsov. Phi đội tiêm kích Nga trên tàu  . sân bay phải triển khai tới căn cứ Hmeimim  ở Syria cho tới khi khắc phục xong lỗi này.. Những sự cố tai tiếng đã khiến  báo chí phương tây nghi ngờ về  . chất lượng của hệ thống cáp hãm đà  cũng như trình độ đào tạo nhân sự,  . từ phi công cho đến nhân viên bảo trì trên chiếc  tàu sân bay được đánh giá là quá già cỗi của Nga. . Tuy nhiên, họ cũng quên mất một điều, mặc dù, Hoa  Kỳ vẫn luôn là quốc gia sở hữu hạm đội hùng mạnh  . nhất thế giới và chúng đã được triển khai trong  các nhiệm vụ một cách trơn tru đến cả nghìn lần..

Nhưng chưa bao giờ những mối nguy từ việc cất hạ  cánh trên tàu sân bay lại thôi không hiện hữu. . Quay trở lại đầu những năm 1950, hàng  không quân sự vẫn luôn là một nghề vô  . cùng rủi ro. Đặc biệt là boong tàu sân bay  thời ấy nhỏ hơn rất nhiều so với ngày nay,  . đường băng chéo góc và máy phóng hơi  nước chỉ mới bắt đầu được giới thiệu,  . cũng như các tính năng khác để hỗ  trợ an toàn cho máy bay cất hạ cánh. . Vào ngày 23/6/1951, Chỉ huy người Mỹ George Duncan  đồng thời cũng là một phi công được giao nhiệm  . vụ thử nghiệm máy bay Grumman F9F Panther trên  tàu sân bay USS Midway trong chuyến hành trình  . ngoài khơi Virginia tiến ra Đại Tây Dương. Trong lần cất cánh đầu tiên, Ducan cùng  . chiếc F9F Panther được phóng đi và hạ cánh  trên tàu sân bay mà không gặp bất kỳ sự cố nào.  . Nhưng chuyến bay thử nghiệm thứ hai lại trở  thành một thảm họa khiến những ai từng đứng.

Ở hiện trường cũng phải rùng mình khi nghĩ lại. Lúc ấy, Duncan đã lên kế hoạch hạ cánh bằng cách  . dùng móc đuôi để ngoắc lấy sợi cáp hãm đà thứ  3, nhưng chiếc F9F Panther đột ngột mất độ cao,  . làm gián đoạn việc tiếp cận sàn  đáp chỉ cách có vài bước chân. . Anh cố gắng đưa chiếc máy bay vụt lên nhưng không  kịp. F9F Panther lao thẳng vào mép boong tàu,  . gãy làm đôi. Chúng như 2 quả cầu  lửa cháy ngùn ngụt lăn trên sàn  . tàu làm bật cả nóc buồng lái phi công. Tuy nhiên, điều kỳ tích đã xảy ra khi  . Ducan vẫn còn sống sau vụ va chạm kinh hoàng  này mặc dù tai của anh bị cháy xém nặng nề.. Nhưng không phải phi công nào cũng may mắn  khi rơi vào trường hợp giống George Ducan. . Hơn  40 năm sau, Hải quân Hoa Kỳ lại phải chứng kiến  một sự kiện bi thảm vào đêm 11/7/1994, khi tiêm  . kích F14A thuộc Phi đoàn tiêm kích số 51 đập mạnh  xuống sàn đáp của tàu sân bay USS Kitty Hawk và.

Gãy làm đôi, gây ra đám cháy lớn trên boong tàu. Chiếc F14A gặp nạn mang số hiệu 162602  . với tổ bay gồm đại úy Arnold và thiếu tá  Jennings. Phi công tiếp cận tàu sân bay và  . bắt đầu quy trình hạ cánh một cách bình thường. Tuy nhiên, Arnold mắc sai lầm khi điều chỉnh lực  . đẩy không hợp lý và cố gắng bám theo sàn đáp trong  lúc nó đang chúi xuống giữa hai cơn sóng lớn.  . Khi sàn tàu trồi lên theo đỉnh sóng, chiếc F14A  không đủ lực đẩy để tạo giãn cách và hủy hạ cánh,  . ngay cả khi phi công đã tăng ga lên tối đa. Thiếu tá Jennings phát hiện nguy hiểm và kích  . hoạt ghế phóng thoát hiểm đúng lúc chiếc  máy bay nặng hơn 20 tấn đập mạnh xuống sàn  . đáp của USS Kitty Hawk. Cú va chạm mạnh  khiến tiêm kích F14A gãy làm hai phần. . Móc hãm ở đuôi máy bay bắt trúng một sợi cáp  hãm đà, khiến toàn bộ nửa sau của chiếc F14A.

Được giữ lại và tạo thành đám cháy lớn  ngay tại khu vực hạ cánh. Phần đầu tiêm  . kích trượt đi theo quán tính và rơi xuống biển. Cả hai phi công đều bung dù thành công. Jennings  . đáp xuống mũi tàu và chỉ bị thương nhẹ ở chân, đủ  khả năng trở lại chiến đấu chỉ sau vài ngày. Tuy  . nhiên, Arnold lại rơi thẳng xuống đám cháy khiến  anh bị bỏng nặng ở tay và cổ. Thời gian về sau,  . tuy đã hồi phục sức khỏe nhưng Arnold đã không  còn đủ điều kiện để tiếp tục lái tiêm kích F14.. Như vậy, những sự cố đau thương trên đều bắt  nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ chủ  . quan cho đến khách quan. Tuy nhiên, chúng ta vẫn  có thể chủ động kiểm soát chúng bằng cách bảo  . trì kỹ càng sợi cáp hãm đà và huấn luyện nâng  cao trình độ của phi công. Washington đã thực  . hiện đúng những điều này nhưng dường như “vận  đen” vẫn còn đeo bám Hải quân Mỹ khi họ đã phải.

Chứng kiến thêm ít nhất hai vụ tai nạn máy bay  F/A18E/F Super Hornet kể từ năm 2000 tới nay.  Ngày 11/9/2003, một máy bay F/A18E thuộc  Phi đội tiêm kích số 106 đã làm đứt cáp   hãm trên tàu USS George Washington trong  lúc hạ cánh. Phi công thoát hiểm an toàn,   nhưng sợi cáp hãm bện bằng  thép bị đứt và bật trở lại.   Không ai ngờ là sợi dây cáp này đã làm 11  thủy thủ trên boong tàu bị thương, trong đó   có một người bị thương nặng. Quá nguy hiểm! Hai năm sau, vào ngày 29/1/2005 thì chiếc   F/A18F trên tàu USS Kitty Hawk đâm xuống biển  cũng do cáp hãm bị đứt. Một trực thăng SH60F  và một máy bay tác chiến điện tử EA-6B bị hư hại nặng do bị sợi cáp văng trúng.

Đến đây có lẽ là quá đủ để cả tôi và bạn hiểu rằng quy trình cất hạ cánh trên tàu sân bay chưa bao giờ là việc dễ dàng cả. . Nhưng nói gì thì nói, chúng ta không thể phớt lờ đi sự đóng góp của  . những nhân viên làm việc trên sàn đáp của tàu  sân bay. Họ đã giúp những phi công tạo ra rất  . nhiều màn cất cánh hoàn hảo và chính họ cũng là  người đầu tiên xuất hiện khi có sự cố xảy ra sau  . những cú hạ cánh đầy nguy hiểm trên boong tàu. Để đảm bảo hoạt động thông suốt và chỉnh chu,  . mỗi bộ phận đảm nhận một nhiệm vụ trên boong tàu  sân bay sẽ được trang bị một màu áo khác nhau, rất  . sặc sỡ, dễ nhận biết kể cả trong trường hợp tầm  nhìn kém và thời tiết xấu. Vậy thì hãy cùng KTQS  . xem những màu áo này tương ứng với nhiệm vụ gì. Tổng cộng có 7 màu áo khác nhau dành cho 7  . loại nhiệm vụ trên boong tàu sân bay Mỹ. Đầu tiên là màu vàng với nhiệm vụ phóng.

Máy bay. Những nhân viên mặc áo màu này có  thể coi là “cảnh sát giao thông” trên hàng  . không mẫu hạm Mỹ khi chịu nhiệm vụ điều phối  máy bay vào vị trí, sắp xếp cho từng chiếc vào  . điểm phóng để đưa lên không. Ngoài ra, lực  lượng này còn kiêm luôn nhiệm vụ sắp xếp để  . máy bay hạ cánh và di chuyển về bãi đỗ, nhường  không gian cho những pha cất hạ cánh tiếp theo. . Tiếp đến là màu nâu, đây là màu áo của những  nhân viên kỹ thuật thuộc không quân hải quân,  . chịu trách nhiệm chuẩn bị máy bay trước khi  phóng và kiểm tra máy bay sau khi hạ cánh.  . Về cơ bản đây là những thợ máy chuyên sửa máy  bay trên tàu sân bay. Công việc của họ khiến  . quân phục màu nâu trở nên thích hợp hơn bao giờ  hết do luôn bị bám bẩn bởi dầu mỡ từ máy bay. . Các nhân viên áo xanh da trời sẽ tuân  thủ theo mệnh lệnh của nhân viên áo vàng,.

Làm nhiệm vụ kéo máy bay tới vị trí định sẵn,  đưa máy bay từ khoang dưới lên bằng thang máy,  . cất máy bay từ trên boong xuống hầm chứa. Do  máy bay phản lực không thể tự đi lùi nên đôi  . khi công việc của họ còn là đẩy máy bay vào  vị trí được áo vàng chỉ định khi cần thiết. . Còn màu xanh lá cây là màu áo của những nhân  viên thực hiện nhiệm vụ nguy hiểm nhất trên  . hàng không mẫu hạm đó là kiểm tra và bảo  dưỡng dây cáp hãm cho máy bay hạ cánh. Đây  . vừa là công việc rất nặng nhọc do những  sợi cáp này nặng tới hàng trăm kilogram  . và họ rất dễ bị thương nếu chẳng may dây  cáp gặp trục trặc trong lúc hãm máy bay. . Tiếp đến là màu đỏ. Nhiệm vụ của những nhân  viên mặc áo màu này trên tàu sân bay Mỹ đó là  . kiểm soát, vận tải vũ khí cho máy bay. Đây cũng  là một công việc cực kỳ nguy hiểm khi họ phải.

Kiêm luôn nhiệm vụ tháo dỡ vũ khí trong trạng  thái sẵn sàng khai hoả sau khi máy bay hạ cánh.  Nhân viên “nhàn hạ” nhất trên boong tàu sân bay  Mỹ là những người mặc áo màu tím với nhiệm vụ   chính là tiếp liệu và “rút xăng” máy bay, để  đảm bảo khi nằm trong kho máy bay sẽ không   gây ra nguy hiểm cháy nổ. Ngoài ra, họ còn kiêm  luôn nhiệm vụ kiểm soát chất lượng xăng máy bay   trên tàu sân bay, đảm bảo chất lượng nhiên liệu  luôn trong trạng thái tốt nhất và an toàn nhất.  Cuối cùng là các nhân viên mặc áo trắng,  màu áo này được dành cho những người giám   sát boong tàu sân bay, cứu thương y tế  hoặc những khách mời lên thăm boong tàu.

Thông tin vừa rồi đã kết thúc video ngày hôm  nay. Mong rằng những điều mà KTQS vừa chia sẻ   có thể giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về những gì  mà một phi công phải trải qua sau mỗi lần hạ cánh   xuống tàu sân bay. Nó không chỉ đơn thuần là cảm  giác kết thúc 1 nhiệm vụ mà nó còn là sự chuẩn bị   kỹ càng trước những mối nguy hiểm có thể xảy ra. Cảm xúc của bạn sau khi được chứng kiến những thước phim này là gì? Hãy chia sẻ với mọi người bằng cách để lại bình luận xuống phía bên dưới.   Đừng quên nhấn nút đăng ký và chuông thông báo  để đón xem những video mới nhất từ KTQS. Còn   bây giờ thay mặt ekip chương trình, Việt Cường xin  chào và chúc các bạn có một ngày cuối tuần vui vẻ.

Latest from Blog

Đức càn quét châu Âu @Dã Sử – Thế chiến 2

Chị đã sử tình chào các bạn sau chiến. tranh thế giới lần thứ nhất các nước đế. quốc khánh trận trong đó có anh và Pháp. mục Đức phải ký hoàng ước Vécxai nước. này không chỉ là nỗi nhục lớn
Previous Story

Tóm Tắt Nhanh Thế Chiến 1 | Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất | History.com.vn !

Next Story

SR-71 Blackbird Mỹ – Máy Bay Nhanh Hơn Cả Tên Lửa Và Chạm Được Tới Rìa Vũ Trụ Khiến Nga Câm Nín

Don't Miss