VIETNAMESE TRADITIONAL FASHION || EP01: 11-12TH CENTURY (VIETSUB) TRANG PHỤC THỜI LÝ

Khi nhắc đến Việt Nam, hình ảnh đầu tiên mọi người nghĩ đến là những cuộc chiến tranh,. những khung cảnh đẹp hay văn hoá ẩm thực phong phú. ít người biết rằng Việt Nam còn có một thứ thể hiện bản sắc ngàn năm văn hiến. Đó là Trang Phục. Do thiếu sự ghi chép có hệ thống và sự tàn phá của chiến tranh. kiến thức về ngàn năm cổ phục Việt tưởng như mất đi.. Đó là lí do chúng tôi làm Series video này. Hãy cùng nhau đào sâu kiến thức từ quá khứ. để khám phá cổ phục Việt qua từng thời kì lịch sử.. Xin chào mọi người đã quay lại với kênh của mình. Nếu bạn nào mới đến, mình là Vi, một người rất đam mê tìm hiểu về văn hoá và cổ phục Việt Nam. Đây là một series mới mà mình sẽ nói về trang phục Việt Nam qua từng thời kì. Trong tập đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu trang phục thời Lý, từ năm 1009 đến năm 1225. Trận chiến Bạch Đằng năm 938 do ngô quyền lãnh đạo.

Đã kết thúc 1000 năm Trung Quốc đô hộ. Sau khi Ngô Quyền mất, Việt Nam trải qua rất nhiều chiến tranh và bất ổn trong nước Mãi đến năm 10091010, khi Lý Thái Tổ thành lập nhà Lý Việt Nam lần đầu bước vào kỉ nguyên hoà bình và ổn định Nhà Lý sụp đổ khi Lý Chiêu Hoàng, lúc đó mới 7 tuổi bị ép nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh vào năm 1225 Khi này đất nước chuyển vào thời kì nhà Trần Thời Trang nhà Lý có một vài đặc điểm riêng biệt khác với các thời đại trước Thứ nhất là sự tiến bộ vượt bậc về ngành dệt vải Các vua thời Lý rất chú trọng phát triển công nghệ dệt vải Năm 1040, vua ra lệnh cho các cung nữ trong cung học cách dệt vài. Vải trong cung đình tự sản xuất mà không cần nhập từ nhà Tống nữa Thăng Long Hà Nội và các vùng lân cận đã trở thành khu vực dệt vải lớn nhất cả nước.

Người Việt đã thành thục nhiều kĩ thuật may khó, với màu sắc và hoa văn đa dạng.. Ví dụ như Lĩnh Bưởi là một loại vải được coi là quý hơn lụa vì quy trình sản xuất rất kì công. Một điều đặc biệt về trang phục thời Lý là sự ảnh hưởng bởi nhiều nguồn khác nhau. Trang phục Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng bởi lối phục trang Trung Quốc và một phần nào văn hoá Champa,. một quốc gia láng giềng lúc bấy giờ. Đạo phật cũng phần nào ảnh hưởng lên văn hoá và trang phục Việt. Sau khi lên ngôi vua, Lý Công Uẩn đã cho xây nhiều chùa chiền khắp cả nước. Kiến trúc động đáo và kì công đáng kinh ngạc của các chùa chiền này đã chứng tỏ được sự ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Phật ở Việt Nam. Quan niệm về vẻ đẹp lúc bấy giờ ở Việt Nam có đôi nét giống với nhà Đường của Trung Quốc. một thời kì mà Trung Quốc cũng rất coi trọng đạo Phật.

Một luồng văn hoá khác có ảnh hưởng lên Việt Nam là văn hoá Champa Những cuộc xâm lược Champa của quân đội Việt, đầu tiên là của các vua Tiền Lê và nay của các vua Lý, đã mang văn hoá Chăm vào Kinh thành. Vua Lý đã bắt nhiều tù binh Chăm gồm cả các vũ nữ và nhạc công vào Kinh Thành để biểu diễn Các nhà khảo cổ đã tìm thấy rất nhiều tượng và điêu khắc vũ nữ Chăm trong Hoàng Thành Thăng Long Sự ổn định về kinh tế và chính quyền đã tạo điều kiện cho văn hoá nghệ thuật thời Lý phát triển rực rỡ Nhiều biểu tượng như rồng thời Lý, hoa sen, hoa cúc với những chi tiết tinh xảo đã góp phần tạo nên phong cách đặc trưng thời Lý.

Những biểu tượng này được dùng trong thời trang Lý, từ những vật trang trí tóc hình hoa sen đến hình rồng trên trang phục vua chúa. Mình muốn nói là rất khó tìm tư liệu nói về cách ăn mặc người Việt thời Lý bởi vì không có nhiều hiện vật tìm được hay tự liệu đã mất do chiên tranh. Một trong những hiện vật thời Lý duy nhất mình đọc được đã giúp mình làm video này Là bức tượng Phật A di đà được tìm ở chùa Phật Tích, Bắc Ninh, gần Hà Nội Tượng được dựng từ thế kỉ thứ 10 và là tượng phật cổ nhất đã được tìm thấy ở Việt Nam Mặc dù đây không phải bức tượng tạc người bình thường, mình tin rằng nó giúp chúng ta có thể phần nào hình dung được trang phục thời Lý Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng các nghệ nhân Việt Nam thường dùng chuẩn mực cái đẹp của giới quý tộc lên những tác phẩm hoạ phật hay thần thánh.

Một loại đồ lót rất phổ biến trong lịch sử Việt là áo giao lĩnh lót. Chiếc áo này gọi là Áo Giao Lĩnh, tức là phần cổ áo giao vào nhau khi mặc Chiếc áo này thường được làm bằng bông, sợi hoặc lụa Để mặc áo, cài hai dây phía trong và hai dây phía ngoài để cố định cổ áo. Phụ nữ thường mặc một lớp váy cuốn, gọi là Thường ở phía thân dưới Loại phục trang này được may từ một hoặc nhiều mảnh vải ghép lại với nhau Để mặc, ta cần cuốn thường quanh eo, cố định bằng hai sợi dây buộc. Đàn ông mặc quần làm lớp lót. Khi trời nóng, đàn ông có thể không mặc quần, mà mặc khố lúc lao động Cấu tạo của chiếc khố khá giống với trang phục của lực sĩ Su mô mặc.

Chiếc khố đã có lịch sử ngàn năm trước công nguyên và còn được mặc cho đến tận thế kỉ 19. Lớp ngoài đồ lót, người Việt có thể mặc một lớp áo Giao Lĩnh khác lớn hơn.. để lộ cổ áo lót, tạo nên hiệu ứng nhiều tầng giống như bức tượng A di đà.. Chiếc áo giao lĩnh này được dắt dưới một lớp thường cuốn khác bên ngoài.. Đàn ông cũng mặc một lớp Thường khác bên ngoài quần lót.. Phía trên có thể mặc áo giao lĩnh hoặc mặc Áo Sam, một loại trang phục phổ biến khác. Áo Sam là một loại áo cổ tròn được ghép lại từ các mảnh vải, có sẻ giữa và 2 bên.. Phía bên ngoài, có thể người Việt mặc một lớp áo khoác. Có nhiều dạng thức của chiếc áo khoác này, tay dài hoặc tay ngắn, để buông xoã hoặc dắt vào trong. Trên bức tượng phật A di đà mặc loại áo tay ngắn buông xoã. Chiếc áo này tiếng Trung gọi là áo Banbi, được người Việt mặc phổ biến qua nhiều thế kỉ.

Nhóm Đại Việt Phong Hoa, một nhóm các nhà nghiên cứu đam mê cổ trang đã phục dựng nhiều kiểu tóc thời Lý từ những kho tượng tìm thấy. Một phong cách thường thấy là người thời Lý vấn tóc cao lên trên đình đầu thành một hoặc nhiều búi. Có những búi tóc nhìn giống bông sen, một số lại có hình dẻ quạt. Phụ kiện trang trí tóc được dùng khá phổ biến. Mình đã nói về những hoạ tiết đặc trưng thời này như hoa sen, hoa cúc được dùng làm phụ kiện trang trí tóc. Nước Việt thời Lý có nhiều mỏ vàng nên có thể việc dùng vàng làm trang sức khá thịnh hành. Một số kiểu tóc có nét tương đồng với kiểu tóc Trung Quốc và Nhật Bản thời nhà Đường.

Previous post Tóm tắt nhanh Đại Việt 3 lần đại phá quân Nguyên Mông (1258 – 1288) | History.com.vn
Next post Trận Phòng Thủ Moskva Vĩ Đại Và SAI LẦM CHÍ MẠNG Kết Thúc Chuỗi Bất Bại Của Phát Xít Đức