
Lý Do Thật Sự Khiến Mỹ NHẪN TÂM Băm Nát Tiêm Kích Huyền Thoại F-14 Tomcat
Là sản phẩm tạo ra sau khi Hoa Kỳ thất bại trên chiến trường Việt Nam, F14 Tomcat đã trở thành . gương mặt đầu tiên được chế tạo trong dòng máy bay tiêm kích thế hệ thứ 4 trên thế giới. Đây . là loại máy bay siêu âm cánh cụp cánh xòe, phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ từ năm 1972, . được sử dụng trong các nhiệm vụ do thám, ném bom và đánh chặn trên không. . Nhưng vào năm 2006, Washington đã quyết định loại bỏ F14 và thay thế chúng bằng máy bay . chiến đấu đa nhiệm F/A18 Hornet, một loại máy bay được đánh giá là không có khả năng . giành ưu thế trên không vượt trội bằng F14.. Sau hơn 30 năm phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ, . sự ra đi của F14 Tomcat đã để lại những khoảng trống trong nhiệm vụ bảo vệ vùng trời nước Mỹ, . mà giờ đây người ta mới cảm nhận được rõ ràng. Chắc hẳn nhiều bạn khán giả đang rất thắc mắc.
Tại sao Lầu Năm Góc chấp nhận loại biên dòng máy bay siêu việt như F14 Tomcat, . trong khi người kế nhiệm nó lại không cùng đẳng cấp? . Trước khi trả lời câu hỏi . này thì chúng ta hãy cùng ngược dòng thời gian, quay trở về những năm 70 của thế kỷ . trước để cùng điểm qua vài nét về lịch sử tham chiến của chiếc tiêm kích này. . F14 được triển khai lần đầu tiên vào năm 1974, là loại máy bay siêu thanh 2 động cơ 2 chỗ ngồi, . cánh quét biến đổi, nó được thiết kế để theo dõi cùng lúc 24 mục tiêu khác nhau, . đồng thời chiến đấu với địch thủ trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày hay đêm. . Người Mỹ đã trang bị cho chiếc máy bay này một hệ thống vũ khí tiên tiến bao gồm radar Hughes . AWG9 mạnh mẽ, được sử dụng cùng với tên lửa Phoenix AIM-54A, có thể khóa và tiêu diệt mục . tiêu ở khoảng cách hơn 100 dặm, tức là hơn 160km,.
Độ cao đánh chặn tối đa từ 2430km, . tốc độ bay Mach 5 đủ để bắt kịp mọi loại chiến đấu cơ trên thế giới đây là những con số vô . cùng ấn tượng khiến cho F14 Tomcat giống như một bản án tử dành cho các đối thủ lúc bấy giờ. . Không những vậy, nó còn được bổ sung thêm các loại tên lửa đánh chặn, rocket, . bom và một khẩu pháo nòng xoay M61A1 Vulcan 20mm có thể xả 6000 viên đạn/phút ở bên trong. . Dù được trang bị tận răng nhưng phải mãi đến ngày 19/8/1981, F14 Tomcat mới có chiến công . đầu tiên trong sự kiện Vịnh Sidra. Khi ấy, 2 chiếc F14 giao chiến với 2 chiếc Su-22 . Fitters của Libya. F14 vừa phải bắn trả vừa phải tránh các đòn tấn công săn đuổi của tên . lửa không đối không AA2 Atoll đến từ Su-22. Tuy nhiên, lần đối đầu này đã nhanh chóng kết . thúc với tỉ số nghiêng về phía người Mỹ. Trong trận không chiến với MiG23 Flogger.
Của Libya trong vịnh Sidra ngày 4/1/1989, một lần nữa, 2 chiếc F14 thuộc phi đoàn . VF32 đã hạ 2 chiếc MiG-23 một cách dễ dàng mà không gặp phải bất lợi gì.. Cặp cánh của chú “Mèo Đực” có thể mở góc từ 2068 độ, . đáp ứng các yêu cầu tốc độ di chuyển khác nhau. Khi cất cánh và bay tốc độ thấp, . cánh sẽ chuyển về phía trước, còn đối với tốc độ siêu âm, cánh của F14 sẽ lùi về phía sau. . Nhưng khi tham gia vào Chiến dịch Bão táp Sa mạc năm 1991, chúng chỉ được giao nhiệm . vụ hạn chế trong việc hộ tống và do thám trên không, còn F15 Eagle thì lại được ưu . tiên trao sứ mạng không chiến với Iraq. Tuy nhiên, F14 cũng chứng tỏ được vai trò của . mình khá hiệu quả. Bất cứ vật thể nào tỏa ra nhiệt đều bị radar cảnh báo AWG9 phát hiện, . vì vậy khi máy bay chiến đấu của Iraq bị phát hiện, lập tức những chiếc Tomcat đã có mặt sẵn.
Sàng nghênh chiến. Có lẽ do rút được những bài học trong chiến tranh với Iran nên phi đội máy bay của Iraq lập tức từ bỏ ý định tấn công khi thấy F14 và tên lửa AIM-54. Tuy nhiên, huyền thoại này cũng phải chịu tổn thất đầu tiên vào ngày 21/1/1991, khi 1 chiếc F14A cải tiến thuộc phi đoàn VF-103 bị bắn hạ bởi tên lửa SA-2 trong khi đang thực hiện nhiệm vụ hộ tống gần sân bay quân sự Al Asad ở Iraq. Cả hai phi công đều may mắn thoát nạn nhờ hệ thống ghế phóng và 1 phi công được lực lượng đặc nhiệm của Không quân giải thoát. Nhưng viên sĩ quan hoa tiêu ngày hôm ấy đã bị Iraq bắt giữ và bị giam cầm cho đến khi cuộc chiến này kết thúc. Tomcat có được “bàn thắng” cuối cùng trên bầu trời Iraq vào ngày 7/2/1991 khi một chiếc F14A thuộc phi đoàn VF-1 bắn hạ một chiếc Mil Mi-8 của Iraq bằng tên lửa AIM-9 Sidewinder.
Đến năm 1995, tất cả biến thể của F14 đã thể hiện năng lực tấn công của mình, chúng đều được trang bị hệ thống định vị và nhắm mục tiêu ở độ cao thấp bằng tia hồng ngoại LANTIRN, tương thích hệ thống nhìn ban đêm và hệ thống bảo vệ mới LAU138 BOL Chaff. Đi cùng với những nâng cấp “nức mùi tiền” thì “chú mèo” này tiếp tục tham gia vào các chiến dịch ném bom Bosna và Hercegovina năm 1995, chiến dịch cáo sa mạc 1998, chiến dịch không kích Nam Tư năm 1999. Nói cách khác, F14 Tomcat là một trong những máy bay chiến đấu có ưu việt nhất trên bầu trời vào những năm 90 với vận tốc cực đại Mach 2,3 và phạm vi hoạt động lên tới hơn 900km.
Những tưởng cuộc đời binh nghiệp của loại tiêm . kích này cứ thế mà đi lên, đủ để nó “vững tay lái” trong quân đội Hoa Kỳ ít nhất là 5 thập kỷ nữa, . thế nhưng chính F14 cũng không thể ngờ nhiệm vụ ném bom tấn công Iraq vào ngày 8/2/2006 lại chính . là lần cuối cùng nó được chiến đấu vì nước Mỹ. Vài tháng sau đó, phi đội F14 Tomcat chính . thức ký giấy “nghỉ hưu”, đồng thời cả phi đội chịu chung số phận bị đập nát và phá hủy hoàn . toàn. Những gì còn sót lại chỉ là những con ốc vương vãi và những mảnh thép rời rạc mà thôi.. Vậy các bạn thử đoán xem, lý do gì khiến cho người Mỹ lại mạnh tay tiêu hủy chú chim sắt trị giá 38 . triệu USD không một chút thương tiếc? Trong khi rõ ràng là những thiên tài kinh tế có thể tính . nhẩm được khoản thu có lợi khi Hoa Kỳ bán lại cho các nước có ngân sách quốc phòng eo hẹp?.
Câu trả lời cho sự kiện bi thảm này bắt nguồn từ người “bạn cũ” của Lầu Năm Góc, . đó chính là Iran dưới thời trị vì của vị vua cuối cùng Mohammad Shah Reza Pahlavi từ năm 19411979. . Trước khi cuộc cách mạng Hồi giáo Iran bùng nổ ở nước này vào năm 1979, . mối quan hệ giữa Washington và Tehran được coi là mối quan hệ đồng minh hữu hảo và Iran là đồng . minh quan trọng của Mỹ tại khu vực chiến lược Trung Đông, luôn ngầm ủng hộ Israel. . Cũng chính vì lý do này nên vào đầu những năm 1970, khi Iran đang tìm kiếm một loại máy bay . chiến đấu tiên tiến, có khả năng đánh chặn các máy bay trinh sát MiG25 Liên Xô, Nhà Trắng đã . bán 80 chiếc tiêm kích F14 Tomcat cho Vua Shah của Iran, thay vì F-15 Eagle như kế hoạch ban đầu, . kèm theo đó là 714 quả tên lửa không đối không tầm xa AIM54 Phoenix, có tầm bắn xa hơn 160km..
Hợp đồng mua tiêm kích F14 của Iran được đánh giá là hợp đồng mua vũ khí lớn nhất thế giới . khi đó. Không chỉ bán máy bay hiện đại cho Iran, Mỹ còn huấn luyện cho phi công Iran sử . dụng thành thạo số máy bay F14 của nước này.. Tuy nhiên, cuộc Cách mạng Hồi giáo Iran đã bùng . nổ vào ngày mùng 7/1/1978, khi những người Iran theo chủ nghĩa quốc gia rất tức giận với hàng . chục ngàn lao động nước ngoài có tay nghề được “nhập khẩu” vào đất nước họ, nhiều người trong . số đó tới để vận hành những thiết bị quân sự công nghệ cao đắt tiền của Mỹ những thứ không được . người dân ưa thích, trong khi Vua Shah lại bỏ ra hàng trăm triệu đô la để chi cho việc này. . Trong khoảng thời gian đó, Mohammad Reza Pahlavi và hoàng tộc đã rời khỏi Iran vào tháng 1/1979 . sau một loạt cuộc đình công và tuần hành làm tê liệt đất nước..
Sự sụp đổ cuối cùng của triều đại . Pahlavi đã diễn ra vào ngày 11/2, giới quân sự Iran tuyên bố rằng họ “trung lập” sau khi lực . lượng du kích và phiến quân áp đảo lực lượng trung thành với Vua Shah trong những trận . đánh trên đường phố. Iran chính thức trở thành một nước cộng hòa Hồi giáo vào ngày 1/4/1979. . Tất cả tưởng chừng như đã có thể kết thúc ở đây thì vào ngày 22/10/1979, chính phủ Mỹ đã cho phép . Shah được nhập cảnh vào Hoa Kỳ để điều trị ung thư. Tin này như sét đánh ngang tai, ở Iran đã . nhanh chóng nổi lên những bài phát biểu phản đối hành động này, cả chính phủ và các nhóm cánh tả . đều yêu cầu Mỹ giao Shah trở lại Iran để tiến hành xử tử, nhưng Lầu Năm Góc lại không đồng ý. . Vào ngày 4/11 năm ấy, một nhóm sinh viên đại học Iran tự xưng là Sinh viên Hồi giáo Dòng Imam,.
Đã xông vào Đại sứ quán Mỹ ở Tehran, bắt giữ 52 nhân viên đại sứ quán làm con tin . trong vòng 444 ngày một sự kiện được gọi là cuộc khủng hoảng con tin Iran. Tại Hoa Kỳ, . việc bắt giữ con tin được coi là một sự vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế và làm dấy . lên sự tức giận dữ dội cũng như là thái độ chống lại Iran. Kể từ đó trở đi, 2 nước này . giống như lửa và nước, quyết không đội trời chung.. Nhưng ngay cả như vậy, Không quân Iran vẫn đang sở . hữu một số phi công Tomcat giỏi nhất thế giới do Mỹ đào tạo từ trước khi cuộc chiến này bắt đầu. . Cũng nhờ số máy bay chiến đấu F14 và những phi công này nên lực lượng Không quân Iran đã nhanh . chóng chiếm ưu thế trong các cuộc oanh tạc dữ dội trên không khi cuộc chiến tranh giữa Iran và Iraq . bùng nổ từ năm 1980–1988. Nó lợi hại đến mức chỉ một chú “Mèo Đực” đơn độc cũng có thể quét sạch cả.
Bầu trời mà chẳng cần tốn một quả tên lửa nào.. Sau cuộc chiến này, 68 chiếc F14 của Iran vẫn . “sống sót” trong tổng số 79 chiếc mua của Mỹ từ cuối thập niên 1970. Các bạn . biết tại sao chỉ có 79 chiếc F14 trong khi theo hợp đồng phải là 80 không? Đó là . vì chiếc Tomcat cuối cùng còn chưa kịp giao thì cuộc cách mạng Hồi giáo Iran đã nổ ra.. Chìm sâu trong vũng bùn thù hận, Washington đã cố gắng vô hiệu hóa dàn tiêm kích F14 của . Iran bằng cách, một là chấm dứt hoàn toàn thời đại của Tomcat sau khi loại biên vào năm 2006, . hai là áp đặt lệnh cấm vận khiến Iran không thể mua được linh kiện, . thay thế cho loại tiêm kích đã mua của Mỹ. Thật vậy, khi Nhà Trắng cho loại biên F14 . thì nhà sản xuất là tập đoàn Northrop Grumman cũng bắt đầu nói về ý tưởng bán . linh kiện loại máy bay này. Lúc ấy, Iran mừng thầm vì có thể mua được phụ tùng để “trẻ hóa”.
Phi đội già cỗi của mình, ít nhất là trên thị trường chợ đen hoặc thông qua một nước thứ 3. . Nhưng quá đen cho Iran, vào năm 2007, Tổng thống Mỹ khi đó là ông George Walker Bush đã xếp Iran . vào “trục ma quỷ” cùng với Triều Tiên nên mọi nguồn cung cho quốc gia này càng bị thắt chặt hơn. . Việc FBI phát hiện được những vụ mua bán phụ tùng máy bay F14 và đích đến là Iran đã khiến Lầu Năm . Góc quyết định băm nát số F14 cuối cùng còn sót lại trong quân đội nước này, bằng mọi giá để không . một con ốc vít nào có thể tới được lãnh thổ Iran. Tuy nhiên, vào tháng 1/2020, ngay sau khi Iran tấn . công căn cứ của Mỹ bằng tên lửa, Nhà Trắng đã điều động máy bay chiến đấu F35 sẵn sàng trả đũa. . Đối đầu, Tehran đã điều động 24 máy bay chiến đấu F14 Tomcat và F-4 Phantom II, phối hợp với . một số radar và tên lửa đất đối không thực hiện thành công nhiệm vụ ngăn chặn phi đội của Hoa Kỳ..
Thành công của chiến dịch này mang lại niềm tin cho Tehran rằng, họ có thể đẩy lùi bất . kỳ cuộc tấn công đường không nào từ Mỹ. Với khả năng của F14 cùng tên lửa tầm . xa Phoenix kèm theo thì chiến đấu cơ này vẫn đủ sức tạo ra những tình huống bất ngờ và nguy hiểm, . buộc Washington phải thận trọng. Điều này đã chứng tỏ “Mèo Đực” F14 vẫn sở hữu một . bộ móng vuốt cực kỳ sắc nhọn sau hơn 50 năm kể từ lần cất cánh đầu tiên cho tới tận ngày nay.. Như vậy, việc tiêu hủy tất cả số F14 Tomcat được xem là một biện pháp phòng vệ của Hoa Kỳ, . nguyên nhân của quyết định táo bạo này không hề liên quan đến khả năng tham chiến của nó. Nhưng . chắc chắn một điều rằng, Washington đang cực kỳ hối hận khi loại biên Tomcat quá sớm. Vì giờ đây, . đối mặt sự lớn mạnh của hải quân Trung Quốc và sự hồi sinh của hải quân Nga,.
Mỹ đã mất đi thanh kiếm sắc nhất của họ trong cuộc đấu với hai đối thủ khó chịu này. Tuy nhiên, tôi với tư cách là một người hâm mộ loại tiêm kích này lại nghĩ rằng, nếu người Mỹ thực sự không còn muốn sử dụng F14 thì việc tặng chúng và trưng bày trong viện bảo tàng có thể sẽ là một giải pháp tươi sáng hơn nhiều. Còn giải pháp của các bạn cho vấn đề này là gì? Đừng ngần ngại chia sẻ ý kiến của mình xuống phía bên dưới để cùng bàn luận với mọi người. Hãy like và chia sẻ nếu thấy video này bổ ích. Còn bây giờ, thay mặt ekip chương trình, Việt Cường xin chào và hẹn gặp lại các bạn trong những chuyến hành trình tiếp theo.