
Chiến Tranh Arab-Israel 1973: Cuộc Chạm Trán Xe Tăng KHỦNG KHIẾP NHẤT Thiết Lập Trật Tự Thế Giới Mới
Ai Cập và Syria mất 60.000 người với hơn 2.000 xe tăng, còn bên kia chiến tuyến, Israel chưa đầy 12.000 người thương vong. Không một ai có thể tìm được cuộc xung đột nào trên thế giới có thể lập lại trật tự khu vực Trung Đông kinh điển như cuộc chiến này. Hãy nhanh chóng thắt chặt dây an toàn bởi vì ngay bây giờ KTQS sẽ cùng quý vị băng qua hàng trăm hàng vạn cơn mưa bom bão đạn, đến với một trong những cuộc chiến đẫm máu nhất trong nửa cuối thế kỷ 20 giữa Arab và Israel năm 1973. Đúng 2 giờ chiều 6/10/1973, bầu không khí yên ả, tĩnh mịch trên sa mạc Sinai bị xé toạc khi 2.000 khẩu pháo, tên lửa Cachiusa, kích bích pháo và tên lửa đất đối đất của Ai Cập đồng loạt dội vào bờ đông kênh đào Suez, cày xới dữ dội cả một vùng hoang mạc rộng lớn.
Các cứ điểm phòng ngự được Israel xây đắp trong nhiều năm bỗng chốc biến thành cát bụi.. Không một cảnh báo, 222 chiến đấu cơ MiG và Sukhoi của Ai Cập gầm rú trên bầu trời và oanh tạc các sở chỉ huy,. các khẩu đội đất đối không, căn cứ không quân, kho đạn và căn cứ radar của Israel.. Cùng lúc đó, cách vài trăm km về phía bắc, vùng đồi núi hiểm trở trên cao nguyên Golan bị rung chuyển. bởi hàng loạt vụ nổ lớn khi 100 máy bay MiG của Syria đột kích các vị trí của Israel. và lực lượng tác chiến gồm 900 xe tăng cùng 40.000 lính bộ binh tràn vào lãnh thổ Israel.. Căn nguyên của cuộc giao tranh năm 1973 xuất phát từ cuộc chiến 6 ngày vào tháng 6/1967,. khi Lực lượng Phòng vệ Israel đập tan liên quân Arab và chiếm lấy cao nguyên Golan từ tay Syria,. bán đảo Sinai từ Ai Cập và Đông Jerusalem từ Jordan. Tiếp sau đó là Cuộc chiến Tiêu hao.
Giữa Israel và Ai Cập với những cuộc đấu pháo, đột kích, không kích và các hoạt động ngoại giao, song không một nỗ lực nào có thể khiến Israel buông lỏng kiểm soát những vùng lãnh thổ mới thôn tính. Cảm thấy bất lực, Tổng thống Ai Cập khi đó là Anwar elSadad quyết tâm giành lại những vùng đất đã mất bằng một cuộc chiến khác. Ông liên hệ với Tổng thống Syria Hafez elAssad, người cũng đang nóng lòng tái chiếm cao Nguyên Golan. Đồng thời, Jordan và Iraq cũng đồng ý cung cấp một số đơn vị quân đội. Sadad, một chính trị gia và quân nhân tài năng, người kế nhiệm Tổng thống lâu năm Gamal Abdel Nasser vào năm 1970, đã xác định ông không còn sự lựa chọn nào khác là phát động chiến tranh.
Israel sẽ chỉ đàm phán về những vùng đất mà họ chiếm đóng khi bị đe dọa quân sự. Ông biết rằng nếu kiến tạo hòa bình mà không có chiến tranh thì Saudi Arabia và các quốc gia Arab giàu có khác sẽ cắt nguồn viện trợ phát triển quý giá đối với Ai Cập. Sadad không định hủy diệt Israel bởi quân đội Israel thì quá mạnh còn Mỹ sẽ không bao giờ chịu khoanh tay nhìn đồng minh của họ sụp đổ. Thay vào đó, ông muốn giáng một cú đòn đủ mạnh để làm thay đổi quan niệm đã ăn sâu sau chiến thắng chóng vánh của IDF trong cuộc chiến năm 1967 rằng IDF là bất khả chiến bại. Đồng thời, ông sẽ thuyết phục Israel và các đồng minh rằng bàn đàm phán sẽ mang lại cơ hội an ninh tốt nhất.
Ông nhấn mạnh: “Nếu chúng ta có thể tái chiếm thậm chí chỉ là 10 cm lãnh thổ Sinai, thì cục diện sẽ thay đổi, ở phía đông, phía tây và tất cả những nơi khác”. Tổng thống Sadad tin rằng ông phải đánh nhanh và mạnh. Một khi chiến sự bùng nổ, gần như chắc chắn Mỹ và Liên Xô sẽ nhúng tay vào. Mỹ sẽ bảo vệ Israel còn người Nga sẽ giúp đỡ Syria và duy trì ảnh hưởng của Syria trong khu vực. LHQ sẽ nhấn mạnh đến một thỏa thuận ngừng bắn. Điểm mấu chốt là phải nhanh chóng tái chiếm càng nhiều đất càng tốt để tạo thế mặc cả vững chãi cho Ai Cập trên bàn đàm phán. Theo ông, nếu bên nào giành chiến thắng trong 24 giờ đụng độ đầu tiên thì chắc chắn bên đó sẽ chiến thắng trong cả cuộc chiến.
Ai Cập và Syria đã quyết định triển khai một chiến dịch trên hai mặt trận được điều phối từ Cairo. Khi người Ai Cập tấn công kênh đào Suez và chiếm một phần Sinai, thì các lực lượng Syria sẽ ra tay tái chiếm cao nguyên Golan. Các nhà lãnh đạo quân sự của 2 nước đã nhờ Liên Xô chế tạo hệ thống phòng thủ đất đối không uy lực nhất trên thế giới với các khẩu đội tên lửa SAM. Ai Cập và Syria đã mua hàng nghìn súng chống tăng vác vai và tên lửa chống tăng có điều khiển AT3 Saggers, bổ sung xe tăng T55 và T-62 vào các tiểu đoàn tăng của mình và tăng cường sức mạnh không quân bằng các loại máy bay chiến đấu MiG17, MiG-21, MiG-23 và oanh tạc cơ Su7 và Su-20 cũng như tên lửa đất đối đất Scud.
Tham mưu trưởng của Sadad, Trung tướng Saad elShazly, tập trung vào điều mà ông gọi là “cuộc thử nghiệm khắc nghiệt nhất”, đó là vượt qua kênh đào Suez, với những chỗ rộng tới 200m, và xuyên thủng các thành lũy được kỹ sư IDF xây dựng ở phía bên kia bờ kênh. Những thành trì đắp bằng cát này cao gần 20m và có sườn dốc từ 45 65 độ. Để khoét lối mở đường cho binh sĩ và khí tài tiến vào, người Ai Cập đã thành lập 40 tiểu đoàn kỹ thuật trang bị 450 vòi rồng công suất cao. Ở phía nam, hai sư đoàn bộ binh Syria sẽ thực hiện cuộc tấn công gần Rafid, trong khi một sư đoàn bọc thép vượt qua hệ thống phòng ngự của Israel và chiếm giữ những cây cầu trọng yếu trên sông Jordan tại Benot Ya’akov và Arik, nằm ngay phía bắc biển Galilee.
Ở phía bắc, lính biệt kích của Trung đoàn dù 82 tinh nhuệ mở màn cuộc tấn công, đáp xuống núi Hermon và chiếm được một đài quan sát then chốt của Israel. Tuy nhiên, người Israel đã không mang theo các đơn vị kỹ thuật trang bị công cụ cầu đường để vượt hào chống tăng. Kết quả là lực lượng Syria bị dồn ứ nghiêm trọng. Trong khi họ đang loay hoay tìm cách tiến quân thì pháo binh và xe tăng thuộc Lữ đoàn thiết giáp “Barak” 188 tinh nhuệ của Israel đã nghiền nát những đơn vị ở tiền tuyến, bào mòn đáng kể sức mạnh tấn công của Syria. Sau khi hứng chịu những tổn thất nặng nề, người Syria rốt cuộc đã tràn qua các hào chống tăng vào ngày 7/10 và giận dữ xông đến đối phương đang đóng trên vùng đất cao.
Song nhờ ưu thế về vị trí, lực lượng Israel thỏa sức nã đạn vào bộ binh dưới thung lũng, phá vỡ đội hình chiến đấu của Syria. Trong ba ngày giao tranh, lực lượng Syria ở phía bắc cao nguyên Golan đã huy động hơn 200 xe tăng, cùng với pháo binh, và Vệ binh Cộng hòa để tấn công khoảng 30 xe tăng Israel thuộc Lữ đoàn thiết giáp 7 tinh nhuệ. Bằng những cuộc phản công sắc bén, nhóm quân ít ỏi này đã đẩy lực lượng Syria rơi vào tình trạng rối ren, nhiều binh sĩ đã vứt bỏ vũ khí mà tháo chạy. Hỏa lực pháo mạnh có thể xuyên thủng vỏ thép đã xé nát những chiếc xe tăng của Syria giữ nguyên vị trí. Các cột lửa đỏ rực bốc khói nghi ngút từ những lỗ thủng ở hơn 500 xe tăng và xe bọc thép của Syria, cùng 60 80 xe tăng và các khí tài khác của Israel lan tỏa kín đặc bầu trời.
Vậy là cuộc tấn công của Syria ở phía bắc cao nguyên Golan đã bị chặn đứng tại nơi sau đó được biết đến với tên gọi thung lũng Nước mắt. Ở phía nam cao nguyên Golan, lực lượng Syria đã thu được thành công ban đầu. Mặc dù tình trạng ách tắc đội hình đã cản trở bước tiến giống như ở phía bắc, song người Syria vẫn có thể chầy chật tiến đến Hushniya, phía đông bắc biển Galilee và thậm chí còn tìm cách chiếm Nafekh, trung tâm chỉ huy của Israel. Đến ngày thứ hai, các chỉ huy Syria ở phía nam đã ra lệnh tấn công các cây cầu ở Benot và Arik. Đây là những tuyến đường chủ chốt cho quân tiếp viện Israel.
Nhưng rắc rối đã sớm nảy sinh khi một lữ đoàn cơ khí của Syria đụng độ với một lực lượng nhỏ xe tăng Super Shermans của IDF, mất 17 chiếc T55 và buộc phải ngừng cuộc tấn công. Trong khi đó, 35 xe tăng thuộc một lữ đoàn thiết giáp của Syria đã bị loại khỏi vòng chiến đấu trước khi Lữ đoàn Arik và một lữ đoàn cơ khí khác bị cuốn vào cuộc giao tranh ở cùng khu vực này. Một lần nữa lữ đoàn này phải đột ngột dừng bước. Vào cuối buổi chiều, 95 xe tăng T62 của Syria một mạch di chuyển trong khi chỉ huy của họ, vì những lý do mà không bao giờ được xác định, lại ra lệnh dừng lại. Sự chỉ huy và kiểm soát tồi tệ đó ở bên phía Syria, cộng với hỏa lực siêu việt của Israel, đã làm phá sản chiến dịch của Syria ở phía nam cao nguyên Golan.
Thành công của Israel tại Golan không phải là ngẫu nhiên. Mặc dù cuộc tấn công của người Arab diễn ra bất ngờ, nhưng các chỉ huy Israel đã phản ứng nhanh chóng và quyết định tập trung lực lượng đối phó với Syria trước. Bởi nếu thất thủ ở cao nguyên Golan thì người Syria sẽ có thể lập tức tiến sâu vào lãnh thổ Israel. Trong khi đó, các chiến dịch của Ai Cập ở Sinai đang diễn ra suôn sẻ. Sau khi triệt tiêu sức mạnh của tuyến phòng thủ BarLev, người Ai Cập củng cố vị trí, đặt mìn và thiết lập các điểm phòng ngự và giao thoa hỏa lực của xe tăng và pháo binh. Người Ai Cập cũng chứng tỏ sự táo bạo của mình với một Israel vẫn còn đang hoài nghi về năng lực của quốc gia Bắc Phi này.
Không đợi không quân và bộ binh yểm trợ, IDF tiến hành phản công vào ngày 8/10, điều động 300 xe tăng đối phó với lực lượng Ai Cập với hy vọng đối phương sẽ tan rã và tháo chạy như trong các cuộc chiến trước đây. Nhưng Israel đã bị sốc khi người Ai Cập tấn công vỗ mặt họ bằng pháo binh, đánh thọc sườn bằng hỏa lực xe tăng và tập hậu bằng bộ binh trang bị tên lửa chống tăng Sagger cũng như súng chống tăng. Trong vòng 48 giờ đồng hồ, 200 xe tăng của Israel bị phá hủy. Israel đã bất ngờ trước ý chí và chiến thuật của người Ai Cập. Tình hình trở nên nghiêm trọng đối với Israel. Trong 4 ngày giao tranh đầu tiên, họ mất 49 máy bay và gần 500 xe tăng. Sự hoảng loạn bao trùm chính phủ Israel.
Nếu không đẩy lùi được người Ai Cập thì cả đất nước này sẽ lâm nguy. Trong cuộc gặp ngày 9/10 với Thủ tướng Meir, Bộ trưởng Quốc phòng Dayan đã đề cập đến việc sử dụng kho vũ khí hạt nhân của Israel, bao gồm ít nhất 13 quả bom có thể được gắn trên tên lửa Jericho. Tuy nhiên, bà Meir không muốn sử dụng thứ vũ khí tối thượng này và cầu viện sự giúp đỡ của Mỹ. Tổng thống Richard Nixon đã đồng tình, tin rằng việc Israel thất thủ trước một Syria được Liên Xô vũ trang sẽ là thảm họa địa chính trị, và phê chuẩn gói viện trợ quân sự bổ sung trị giá 2,2 tỷ USD. Không quân Mỹ đã phát động Chiến dịch Nickel Grass, sử dụng cầu hàng không để vận chuyển 20.000 tấn máy bay chiến đấu, xe tăng, đạn dược và khí tài khác đến Israel.
Trong khi đó, 33.000 tấn vật liệu sẽ được vận chuyển bằng đường biển. Số hàng này không chỉ là viện trợ quân sự mà giống như một phao cứu sinh. Thậm chí trước khi viện trợ được chuyển đến thì các chỉ huy tài ba của Israel đã thay đổi chiến thuật. Thay vì tấn công trực diện, họ tập kích hai bên sườn đối phương, sử dụng súng máy hạng nặng để tiêu diệt lực lượng bộ binh trang bị vũ khí chống tăng. Chẳng mấy chốc, bước tiến của người Ai Cập đã bị kìm hãm và chặn đứng. Mặc dù vậy, nhiều đơn vị của Ai Cập đã tiến sâu tới 15 km vào Sinai và chắc chắn Tổng thống Sadad đã giành lại được “10 cm lãnh thổ” của ông.
Vào thời điểm này, cục diện cuộc chiến đã xoay chuyển chóng vánh khi những chuẩn bị của Tổng thống Sadad với đồng minh phát huy hiệu quả. Trước chiến tranh, ông đã đạt được thỏa thuận với Saudi Arabia và các quốc gia Arab sản xuất dầu mỏ khác về việc hạn chế xuất khẩu sang những nước không ủng hộ sự nghiệp của người Arab. Theo thỏa thuận này, và với việc Mỹ công bố Chiến dịch Nickel Grass, họ đã áp đặt lệnh cấm vận xuất khẩu dầu mỏ sang Mỹ và châu Âu. Động thái này đã làm rúng động thị trường dầu mỏ thế giới. Trong cuộc chiến năm 1967, các quốc gia Arab chỉ thực hiện một nỗ lực nửa vời ngừng xuất khẩu sang các nước phương Tây, nhưng lần này, họ đã làm thật.
Đến năm 1974, giá dầu mỏ đã tăng gấp 4 lần lên mức gần 12 USD/thùng. Trò chơi chiến lược địa chính trị của Sadad đạt đến tầm nghệ thuật. Các quốc gia Arab lần đầu tiên biến các trữ lượng dầu mỏ khổng lồ của họ thành vũ khí chính trị đầy uy lực. Và chiến thuật đó sẽ còn được họ tái diễn trong những thập kỷ tiếp theo. Đến ngày 10/4, cao nguyên Golan trở thành một bãi phế thải kim loại khổng lồ. Khoảng 870 xe tăng của Syria, hàng trăm khẩu pháo và hàng nghìn phương tiện khác cháy âm ỉ trong các khe núi la liệt thi thể. Nhận định người Syria đã mất đà tấn công, Israel phản công vào ngày 11/4.
Thiếu tướng Moshe Peled, chỉ huy Sư đoàn thiết giáp dự bị 146, tấn công từ phía nam với khoảng 110 xe tăng và một lữ đoàn bộ binh cơ khí, trong khi Sư đoàn dự bị 240 dưới sự chỉ huy của Thiếu tướng Dan Laner tấn công ở khu vực trung tâm. Israel đã khoét một lỗ thủng trong đội hình của Syria và rầm rập tiến về phía đông. Như vậy, người Syria đã đánh mất gần như tất cả các thành quả trên chiến trường. Nay lại đến lượt Israel xâm lược Syria với hy vọng tiến vào tầm pháo của Damascus và đưa chiến tranh về trên chính quê nhà đối với ban lãnh đạo Syria. Hầu như không vấp phải bất cứ sự kháng cự nào, chiến đấu cơ Israel đã oanh tạc các mục tiêu chiến lược bên trong lãnh thổ Syria.
Lực lượng Israel đã tiến đến và chỉ còn cách Damascus khoảng 40 km. Rút lui từ trước đòn tấn công này, người Syria đã cố thủ ở phòng tuyến thứ hai trong số ba phòng tuyến được xây dựng sau năm 1967. Chiến đấu trên lãnh thổ của mình, họ hết sức ngoan cường và quả cảm. Vào lúc này, một sư đoàn thiết giáp của Iraq xuất hiện một phần của lực lượng mà Baghdad hứa cung cấp cho Tổng thống Sadad trước chiến tranh và thọc vào sườn phải của Sư đoàn 240 IDF. Mối đe dọa này còn trở nên đáng sợ hơn khi nhận được sự hỗ trợ từ một lữ đoàn thiết giáp do Jordan điều đến. Bước tiến của Israel bị chặn đứng nhưng họ đã kịp tái chiếm núi Hermon và đóng quân đủ gần để đặt Damascus vào tầm pháo.
Khi mọi thứ sụp đổ ở mặt trận cao nguyên Golan phía bắc, Tổng thống Sadad cảm thấy cần gấp rút mở một cuộc tấn công và tiến sâu hơn vào Sinai. Tham mưu trưởng Shazly và các tướng lĩnh chóp bu khác của Ai Cập đã cực lực phản đối bước đi này. Ngày 21/10, khi mối đe dọa của Israel ngày càng hiện rõ, Sadad rốt cuộc đã tìm cách chấm dứt cuộc chiến. Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đã bay đến Moskva nơi ông cùng nhà lãnh đạo Liên Xô Leonid Brezhnev soạn thảo một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc kêu gọi hai bên ngừng bắn. Mặc dù các quan chức Israel và Ai Cập chấp nhận đình chiến, song giao tranh vẫn tái diễn.
Tổng thống Sadad đã đề nghị binh sĩ Mỹ và Liên Xô thực thi lệnh ngừng bắn, khôn ngoan lôi kéo cả hai siêu cường này vào cuộc xung đột. Một vài tuần sau đó, vào ngày 11/11, Ai Cập và Israel nhất trí với thỏa thuận ngừng bắn do Sadad và Kissinger soạn thảo nhưng Syria từ chối đặt bút ký. Đây là cái kết dang dở cho một cuộc chiến khốc liệt. Cuộc đụng độ giữa các đơn vị thiết giáp có quy mô lớn nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 và vẫn là một trong những cuộc chiến tốn kém nhất trong lịch sử. Con số thương vong bên phía Ai Cập và Syria lên đến 60.000 người với hơn 2.000 xe tăng bị phá hủy.
Mặc dù hứng chịu tổn thất ít hơn nhiều với chưa đầy 12.000 người thương vong, song các cuộc tấn công của người Arab đã giáng một đòn mạnh vào sức mạnh quân sự của Israel. Chỉ tính riêng ở Sinai, Ai Cập đã hạ được 110 trực thăng và chiến đấu cơ, tức khoảng 1/4 sức mạnh không quân của Israel. Nhưng có lẽ tổn thất về mặt tinh thần mới là lớn nhất đối với Israel. Mặc dù thắng lợi về quân sự, song người Arab đã có thể đe dọa nghiêm trọng Israel trong những ngày đầu của cuộc chiến và chứng tỏ giới lãnh đạo nước này hoàn toàn không sẵn sàng cho một cuộc chiến. Một ủy ban đặc biệt của Israel đã xác định những lãnh đạo chóp bu Israel trong cả IDF lẫn cơ quan tình báo là những tội phạm.