
Xung Đột Biên Giới Xô-Trung: Cuộc Chiến Suýt ĐẨY CẢ THẾ GIỚI Đến Bên Miệng Hố Chiến Tranh Hạt Nhân
Chào mừng quý vị và các bạn đã đến với KTQS. Cách đây nửa thế kỷ, giữa hai quốc gia láng giềng cùng chế độ Xã hội chủ nghĩa là Liên Xô và Trung Quốc đã xảy ra xung đột đẫm máu ở biên giới, xung quanh việc tranh giành một bãi nổi trên con sông nằm giữa biên giới khiến hai nước đứng bên bờ vực một cuộc chiến tranh hạt nhân tổng lực. Trong cuộc xung đột này, hai bên đã sử dụng lực lượng cấp trung đoàn với sự yểm trợ của xe tăng, trọng pháo, giành giật quyết liệt hòn đảo nhỏ diện tích 0,74km2 khiến hàng trăm người phải thiệt mạng. Sự thật về cuộc đụng độ trên đảo Trân Bảo năm 1969 và khủng hoảng hạt nhân Trung – Xô sẽ được hé mở trong video ngày hôm nay.
Tháng 3/1969, tại hòn đảo nhỏ Trung Quốc gọi là Trân Bảo, Liên Xô gọi là Damanski, . trên con sông biên giới Ussuri, phân chia biên giới hai nước đã xảy ra một vụ xung . đột đẫm máu do tranh giành quyền sở hữu hòn đảo. Theo “Điều ước Trung Nga” ký tại Bắc Kinh năm . 1860 giữa Nga Hoàng và nhà Thanh, biên giới hai nước đoạn phía Đông lấy sông Ussuri làm ranh giới. . Vấn đề quy thuộc đảo Trân Bảo nằm trên dòng sông trong gần suốt thế kỷ 20 chưa được xác . định. Cả Trung Quốc và Liên Xô đều tuyên bố có chủ quyền đối với hòn đảo có diện . tích 0,74km2, phần lớn nằm ở phía Tây này. Phía Trung Quốc cho rằng, theo Điều ước thì . đường biên giới nằm ở giữa dòng, đảo này lại nằm chủ yếu ở phía Tây nên phải thuộc về Trung Quốc. . Sau khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập vào 1/10/1949, thời kỳ đầu quan hệ hai bên gắn bó.
Thân thiết nên vấn đề biên giới được gác lại. Cho đến cuối thập niên 1950, quan hệ . Trung Xô dần xấu đi bằng những cuộc tranh cãi về ý thức hệ và bất đồng về phương châm, chính sách. . Năm 1959, khi xảy ra xung đột biên giới Trung Quốc Ấn Độ, Liên Xô đã ngả về phía Ấn Độ rồi . rút chuyên gia, cắt viện trợ, chấm dứt mọi hạng mục hợp tác, chẳng mấy chốc quan hệ . Trung Xô đi vào ngõ cụt, thế là vấn đề biên giới sau nhiều năm được gác lại, thì giờ lại . được mang ra với những tranh cãi gay gắt. Từ năm 1964, trên biên giới hai nước lẻ tẻ . xảy ra các vụ xung đột bạo lực giữa lực lượng tuần tra của hai bên, nhất là trên các đảo Trân . Bảo và Thất Lý Tẩm trên sông Ussuri. Ban đầu là đấu khẩu, sau đến xô đẩy, . rồi sử dụng gậy gộc, dao kiếm. Hai bên tố cáo lẫn nhau là thủ phạm gây ra tình hình.
Căng thẳng trên biên giới hai nước. Phía Trung Quốc tố cáo: tính từ tháng . 10/1964 đến tháng 3/1969, Liên Xô đã gây ra 4.189 vụ việc trên biên giới. . Nghiêm trọng nhất là vụ ngày 5/1/1968, lực lượng biên phòng Liên Xô đã sử dụng . xe thiết giáp đổ bộ lên đảo Thất Lý Tẩm, sát hại 4 người dân Trung Quốc. . Phía Liên Xô cũng tố cáo Trung Quốc chủ động gây ra các vụ việc khiêu khích trên biên giới. . Từ cuối tháng 3/1965, số vụ lính Trung Quốc sang chiếm đất Liên Xô ngày càng nhiều. Tính . từ ngày 1/10/1964 1/4/1965 đã xảy ra 36 vụ với 150 lính Trung Quốc vượt qua biên giới gây hấn, . chỉ riêng nửa đầu tháng 4/1965, đã có thêm 12 vụ với hơn 500 binh lính . và dân thường Trung Quốc tham gia. Đáng chú ý có vụ ngày 11/4/1965, 200 . người Trung Quốc với 8 máy cày được quân lính yểm trợ đã sang cày cất trồng cây trên đất Liên Xô,.
Khi gặp tổ tuần tra của lính biên phòng Liên Xô, họ đã có hành vi bạo lực và lăng nhục. . Bước sang năm 1967, số vụ xâm nhập, khiêu khích đột nhiên tăng lên tới hơn 2.000, . kèm theo đó là làn sóng tuyên truyền chống Liên Xô tại đất nước tỉ dân này. Họ luôn tuyên truyền, . là hoàn toàn do phía Liên Xô gây ra, họ bị buộc phải “phản kích tự vệ”. . Tuyệt nhiên, đại đa số người Trung Quốc và cộng đồng quốc tế đều chấp nhận sự giải thích đó bởi . trước Liên Xô, Trung Quốc khi đó là kẻ yếu thế. Tuy nhiên, qua các văn kiện lần lượt được cả hai . bên giải mật gần đây và hồi ký của những người đương thời, những nhân chứng trong . cuộc thì sự thật lịch sử lại khác hẳn. Đó là, vụ xung đột này, hay nói đúng ra . là cuộc chiến tranh ở đảo Trân Bảo là do phía Trung Quốc chủ động hoạch định và tiến hành..
Do tình hình trang bị vũ khí và huấn luyện của Trung Quốc khi đó có sự chênh lệch lớn . đối với Liên Xô, nên Trung Quốc chỉ có thể tiến hành theo kiểu ra tay “xuất kỳ bất ý”, . đột nhiên tập kích và tập trung ưu thế binh lực để tiến hành đánh đòn phủ đầu tiêu diệt đối phương. . Năm 1969, sau khi được ông Mao Trạch Đông phê chuẩn, Tư lệnh Quân khu Thẩm . Dương đã lên kế hoạch “Chiến đấu phản kích đảo Trân Bảo” vào tháng 3/1969.. Đêm 1/3 năm đó, lính Trung Quốc dầm mình trong giá rét dưới nhiệt độ âm 30oC bí mật lên đảo mai phục. . Sáng ngày hôm sau, một phân đội “nhử mồi” do Trạm trưởng biên phòng Tôn Ngọc Quốc lên đảo tuần tra; . phía Liên Xô lập tức cho quân lên đảo xua đuổi. Hơn 70 binh sĩ Liên Xô “mắc bẫy” lên đảo bị lính . Trung Quốc đưa vào trận địa phục kích của họ. Bị đánh bất ngờ, phía Liên Xô triển khai chống.
Trả nhưng ở thế bị động nên bị thiệt hại nặng. Sau hơn một giờ kịch chiến, toán lính Liên Xô . bị tiêu diệt gần như toàn bộ: 38 người bị giết, 22 người bị thương, 2 xe quân sự bị phá hủy, 1 xe bị . hỏng. Còn phía Trung Quốc thương vong 17 người. Sau mấy ngày im ắng, các ngày 15 và 17/3, . quân đội hai bên tiếp tục xung đột ác liệt. Phía Liên Xô sử dụng xe tăng, thiết giáp, . máy bay và thứ “vũ khí bí mật” khi đó là pháo phản lực đa nòng BM21 Grad. Còn phía Trung . Quốc sử dụng pháo chống tăng, DKZ, B40, B41 và pháo mặt đất đặt sâu trong nội địa Trung Quốc.. Binh sĩ Liên Xô kể lại: “18 xe chiến đấu phóng tới 720 quả rocket, mỗi quả nặng . 100kg chỉ trong 1 phút. Tất cả 720 quả rocket này bay sâu vào trong lãnh thổ Trung Quốc, . gây thiệt hại nặng cho sở chỉ huy ở tiền phương. Binh sĩ Trung Quốc sau.
Đó đã rút khỏi hòn đảo, có lẽ họ không ngờ chúng tôi đáp trả mạnh đến vậy”. . Kết quả của đợt tập kích là toàn bộ lực lượng thê đội dự bị, kho tàng, . trang thiết bị quân sự, các trạm cung cấp đạn và cơ sở vật chất cho tiền duyên cùng với binh . lực của Trung Quốc bị tổn thất nặng nề. Thheo số liệu phía Trung Quốc công bố thì . Liên Xô chết hơn 60 người, bị thương hơn 80, 14 xe quân sự bị phá hủy. Còn họ phải . chịu mất mát 12 người lính, bị thương 27 người, nhưng thực tế có lẽ cao hơn nhiều.. Đáng chú ý, 1 xe tăng T62 được coi là hiện đại nhất của Liên Xô thời đó bị bắn hỏng nằm . lại đảo. Từ ngày 17/3 1/4, hai bên đã diễn ra cuộc chiến ác liệt nhằm chiếm và giữ chiếc xe . tăng này, có thêm một số người nữa bị chết. Phía Liên Xô không muốn bí mật quân sự của . loại xe tăng hiện đại này rơi vào tay Trung Quốc nên đã cử tổ bộc phá định phá hủy nó.
Nhưng bị phía Trung Quốc đẩy lui. Cuối cùng, Liên Xô đã dùng hỏa lực pháo binh bắn thủng . lớp băng để chiếc T62 chìm xuống lòng sông. Đến ngày 27/4, phía Trung Quốc nhân đêm tối cho . thợ lặn hải quân bí mật xuống sông móc cáp, trục vớt thành công chiếc xe tăng kéo về Nhà máy đại . tu xe tăng 6409 ở Phủ Thuận tiến hành sửa chữa rồi đưa về Thẩm Dương, đến tháng 6/1969 thì đưa về Bắc . Kinh trưng bày trong Bảo tàng quân sự Trung Quốc. Từ nguyên mẫu chiếc xe tăng này, Trung Quốc đã mô . phỏng chế tạo ra phiên bản xe tăng chủ lực của Trung Quốc. Trong cuộc chiến giành giật . chiếc xe tăng này, Trung Quốc thương vong thêm 42 người bởi hỏa lực pháo binh của Liên Xô. . Kết thúc đợt xung đột, thực tế là một cuộc chiến tranh thực sự, hai bên đều sử dụng . quân chính quy và vũ khí, khí tài hiện đại này, Trung Quốc nói họ đã bắn chết và bị thương 230.
Lính Liên Xô (Liên Xô công bố họ thương vong 152 người) phá hủy 19 xe tăng và thiết giáp.. Trung Quốc chỉ thừa nhận họ thương vong 92 người, trong khi phía Liên Xô cho rằng PLA . tử thương gần 1000 binh sĩ, trong đó riêng ngày 15/3 phía Trung Quốc bị chết 600 người. . Sau đó hai bên đều tập kết số lượng lớn quân đội ở gần bờ sông, phía Trung Quốc kiểm soát thực tế . hòn đảo. Nhưng cũng chính từ đây mà hai bên lại kéo nhau đứng bên bờ vực chiến tranh hạt nhân.. Trong cuộc xung đột ngắn ngày ở đảo Trân Bảo lần này, quân đội Liên Xô đã chịu thiệt hại nặng . nề nhất kể từ sau Thế chiến II. Ban lãnh đạo Liên Xô rất kinh ngạc và phản ứng quyết liệt. . Do Trung Quốc trong suốt thời gian dài không đáp lại yêu cầu ngồi lại đàm phán, . nên Liên Xô một mặt tuyên truyền trên báo chí rằng họ đang chuẩn bị tiến công hạt nhân vào.
Các cơ sở hạt nhân của Trung Quốc; mặt khác, họ ráo riết chuẩn bị tiến hành trả thù về quân sự. . Theo tố cáo của Trung Quốc thì vào ngày 13/8/1969, phía Liên Xô đã sử dụng hàng . trăm quân được xe tăng, thiết giáp yểm trợ vượt biên giới sang phục kích lực lượng biên . phòng Trung Quốc ở khu vực Dục Dân, Tân Cương, diệt gọn đội tuần tra Trung Quốc gồm 38 người. . Những người chủ trương cứng rắn với Trung Quốc trong quân đội Liên Xô đã chủ động bố trí các . tên lửa tầm trung mang đầu đạn hạt nhân ở khu vực Viễn Đông, nhằm vào các mục tiêu quan trọng . về quân sự và chính trị của Trung Quốc, đe dọa “đánh đòn hạt nhân để phẫu thuật ngoại khoa”. . Lúc này, tranh thủ Mỹ giữ lập trường trung lập, Liên Xô thông báo với Mỹ ý đồ tiến công hạt nhân . Trung Quốc. Tuy nhiên, xuất phát từ lợi ích toàn cầu, Mỹ tuyên bố không thể khoanh tay ngồi nhìn..
Mỹ cố ý ban hành chỉ lệnh bằng loại mật mã rằng, nếu xảy ra chiến tranh hạt nhân TrungXô, . thì ngay lập tức sẽ tấn công hạt nhân vào hơn 130 mục tiêu chiến lược của Liên Xô. . Lãnh đạo Trung Quốc khi đó mới ý thức được tính nghiêm trọng của vấn đề, vội lấy chuẩn . bị chiến tranh làm sự bố trí chiến lược mới. Các nhà lãnh đạo quan trọng của Trung Quốc . đều được sơ tán, các hồ sơ tài liệu quan trọng được đưa về cất giấu ở vùng Tây Nam. Quân đội . sơ tán 94 vạn quân, không quân sơ tán hơn 4.000 máy bay, hải quân sơ tán hơn 6.000 tàu chiến. . Hàng trăm triệu dân ở các thành phố bị cuốn vào trạng thái hành động chuẩn bị chiến tranh: . các thành phố lớn khẩn cấp tổ chức các cuộc diễn tập phòng không; các hầm ngầm trú ẩn, . công sự được xây dựng khắp nơi; kinh tế quốc dân chuyển sang trạng thái thời chiến; nhiều nhà máy.
Xí nghiệp chuyển sang sản xuất vũ khí, thiết bị quốc phòng và phải sơ tán đến các vùng núi. Liên Xô bố trí hàng triệu quân sát biên giới Trung Quốc, đưa 20 vạn quân sang đồn trú ở Mông Cổ; hàng trăm máy bay ném bom có thể mang bom hạt nhân được triển khai tới khu vực Viễn Đông. Mấy năm đầu thập niên 1970, cả nước Trung Quốc sống trong không khí căng thẳng trước chiến tranh. Trong mấy cuộc chiến tranh với bên ngoài của Trung Quốc kể từ sau 1949, cuộc chiến Trung Xô ở đảo Trân Bảo tuy có quy mô nhỏ nhất, nhưng nó lại suýt đẩy cả thế giới đến bên bờ cuộc chiến tranh hạt nhân, ảnh hưởng và hậu quả của nó vượt xa quy mô các vụ việc đã xảy ra trước đó.
Việc hai nước Trung, Xô tuốt gươm khỏi vỏ, cung đã giương tên khiến Mao Trạch Đông cuối cùng ý . thức được rằng Trung Quốc không thể cùng lúc đối đầu và gây chiến với cả hai cường quốc Mỹ và Xô, . nên ông ta đã nhanh chóng nắm lấy “cành ôliu” mà Washington chìa ra. . Quan hệ Trung Mỹ bắt đầu hòa dịu. Có thể nói chuyến thăm Bắc Kinh của Nixon bắt đầu từ khói . súng đảo Trân Bảo. Việc Trung, Mỹ tiếp cận nhau đã phá vỡ cục diện hai cực Mỹ, Xô thống trị thế giới. . Năm 1991, Nga thừa nhận đảo Trân Bảo thuộc về Trung Quốc. . Đến năm 2004, Trung Quốc và Nga ký kết Hiệp định đảo Hắc Hạt Tử , . tức “Hiệp ước bổ sung về đoạn phía Đông đường biên giới Trung Nga”, Nga trả cho . Trung Quốc toàn bộ đảo Ngân Long , một phần đảo Hắc Hạt Tử và bãi Abaheitu trên . sông Argun mà họ đang chiếm giữ cho Trung Quốc. Việc chuyển giao các đảo hoàn thành xong vào ngày.